Khám phá một trong Tứ Đại Trấn của Hoàng Thành Thăng Long

Là một trong Tứ Đại Trấn của Hoàng Thành Thăng Long xưa, đền Voi Phục được biết đến như một chốn linh thiêng được người đời trọng vọng và thường xuyên lui đến. Đền từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng mang giá trị lịch sử của thủ đô Hà Nội và tồn tại như một minh chứng sống động cho một thời vàng son trong quá khứ của cả dân tộc. Hãy cùng công nghệ VR360 PLUS khám phá địa điểm đặc biệt này nhé.

1. Địa chỉ đền Voi Phục

Đền Voi Phục ngày nay tọa lạc ở số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ngôi đền nằm cạnh công viên Thủ Lệ, cạnh trường Đảng Lê Duẩn và ở phía đối diện trường Đại học Giao Thông vận tải. 

2. Giới thiệu Đền Voi Phục

Giới thiệu về đền Voi Phục

Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, bao gồm 4 ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành), đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành), đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành) và đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành). Do đó, đền Voi Phục còn có tên gọi khác là “Tây trấn từ”.

Trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên đền được quen gọi là đền Voi Phục. Ngoài ra, đền được gọi là đền Voi Phục Thủ Lệ, nhằm phân biệt với đền Voi Phục Thụy Khuê tại số 251 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Lịch sử hình thành

 Đền được thành lập từ thời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) và thờ hoàng tử Linh Lang. Theo thần phả được lưu trữ tại đền Voi Phục thì Linh Lang Đại vương là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu thác sinh.

Khi ấy, mẹ của Linh Lang - một cô gái xinh đẹp đất Bồng Lai cùng thị nữ ra tắm ở Hồ Tây thì bỗng chốc trời tối sầm lại, một con thuồng luồng dài hơn 10 thước xuất hiện, quấn lấy người bà và phun dãi dớt khắp người. Sau đó, bà có thai, mang thai được 13 tháng và sinh được một người con trai tuấn tú đặt tên là Hoàng Lang. 

Vào lúc đó, giặc nổi lên ở vùng phía Bắc, sau khi nghe tiếng rao cầu người giúp vua giữ nước, Hoàng Lang lắc mình, thân hình trở nên to lớn, cưỡi voi xông ra trận khiến quân địch khiếp sợ. Sau đó, từ chối ý định nhường ngôi của vua, hóa thành một con rắn trắng để bò xuống Hồ Tây. Sau khi ngài hóa, người dân Thủ Lệ lập đền thờ và được nhà vua phong sắc là Linh Lang Đại vương thượng đẳng phúc thần.

Ngoài ra, cũng có một số tài liệu ghi rằng Linh Lang vốn không phải thiên thần mà là nhân thần. Linh Lang là con của vua Lý Thái Tông và bà phí thứ 9 Dương Thị Quang, sinh ngày 13 tháng chạp năm Giáp Thìn (1064) và được đặt tên là Hoằng Chân. Ngay từ bé, Linh Lang đã  là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, văn võ song toàn, và lập được rất nhiều chiến công cho đất nước. Sau khi lâm bệnh nặng, hoàng tử qua đời, nhà vua vô cùng tiếc thương,  phong cho Hoằng Chân làm Linh Lang Đại Vương, lập đền thờ ở Thị Trại và đổi tên Thị Trại thành Thủ Lệ.

3. Khám phá khuôn viên Đền Voi Phục bằng công nghệ VR360 PLUS

Công nghệ VR360 PLUS đóng vai trò như người dẫn đường đầy tận tâm, dắt chúng ta tới thăm quan ngôi đền một cách kỹ lưỡng, từ trong ra ngoài, từ gần tới xa.

Đền Voi Phục có dạng chữ Công, tiền tế gồm 5 gian, mái lợp ngói mũi hài cổ, kết cấu vì chồng rường. Trung đường là một gian chạy dọc vào phía trong nối với hậu cung. Ở đây, mọi nét chạm khắc đều tỉ mỉ, hình rồng và mang hơi thở nghệ thuật của thế kỷ XIX. 

Hậu cung gồm 5 gian, gian chính giữa và sâu nhất là nơi đặt pho tượng

đức Linh Lang với nét mặt thành tú và trang trọng. Phía trước của pho tượng có một hòn đá lớn được đặt trong hộp kính. Hòn đá này có vết lõm và tương truyền rằng thần đã từng gối đầu lên đây. Có thể nói đền Voi Phục đã tồn tại lâu đời, cùng với thăng trầm của lịch sử, là chứng tích cho thành Thăng Long xưa. Công nghệ VR360 PLUS giúp những hình ảnh về ngôi đền gần hơn tới mọi người, giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử và kết cấu của đền.

Công nghệ VR360 PLUS mang đến những hình ảnh sắc nét nhất, chân thật nhất, đủ mọi góc độ của ngôi đền, giúp người xem có thể tưởng tượng và nắm bắt thông tin nhanh chóng và chính xác. 



VR360PLUS - Xem Dự Án 360° Mới Nhất Tại Đây !


Scroll to top