Các cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trong thời đại "bình thường mới"

Khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, quyết định sự tồn vong và phát triển trong tương lai. Trước bối cảnh Covid 19, khi nền kinh tế bị tác động mạnh mẽ thì chúng ta cần tiếp cận khách hàng tiềm năng sao cho hiệu quả? Hãy cùng VR360 PLUS khám phá ngay các cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trong thời đại “bình thường mới”.

Khách hàng tiềm năng (Potential customer, Prospect hoặc Lead) là những người/ tổ chức sẽ đem lại nguồn lợi nhuận tương lai cho doanh nghiệp. Họ có thể thuộc các nhóm sau:

  • Những người chưa biết đến bạn hoặc sản phẩm / dịch vụ bạn cung cấp

  • Những người có vấn đề và đang tìm kiếm giải pháp liên quan đến sản phẩm / dịch vụ của bạn

  • Những người đang phân vân lựa chọn giữa sản phẩm / dịch vụ của bạn và của đối thủ

  • Những người đã mua và sử dụng sản phẩm / dịch vụ của đối thủ

Khi nhìn ra đúng đối tượng, đọc được insight của khách hàng, cách doanh nghiệp khơi gợi và khai thác nhu cầu của khách hàng tiềm năng sẽ khiến họ sẵn sàng đầu tư, “rao túi tiền” cho doanh nghiệp. 

Nhưng bài toán thị trường mà doanh nghiệp phải đối mặt đã có sự thay đổi sau giãn cách xã hội. Theo thống kê xu hướng tiêu dùng, thói quen tiêu dùng đang chuyển dịch sang mua sắm online, có kế hoạch bền vững và ưu tiên những mặt hàng chất lượng, giá cả phù hợp cũng như quan tâm đến khuyến mãi, giảm giá nhiều để tiết kiệm đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để thích nghi với thời đại “bình thường mới, doanh nghiệp cần: 

1. Xác định lại tệp khách hàng tiềm năng 

Do nhu cầu tiêu dùng thay đổi, doanh nghiệp cần xem lại nhóm khách hàng tiềm năng dựa trên các yếu tố các yếu tố: vị trí địa lý, nhân khẩu học (tuổi, giới tính, học vấn, hôn nhân…), tâm lý học (sở thích, thói quen…), các khó khăn và động lực mới khi làm việc tại nhà, giãn cách xã hội. Từ đó, đưa ra các giải pháp marketing tối ưu hóa việc tạo ra khách hàng tiềm năng.

2. Đánh giá lại những yếu tố nội bộ doanh nghiệp 

Chỉ số “sức khỏe” của doanh nghiệp không chỉ biểu hiện ở lượng khách hàng, doanh thu…mà còn nằm ở văn hoá nội bộ, nhân lực và nguồn vốn của doanh nghiệp. Xu hướng làm việc từ xa sẽ trở thành điều cần thiết trong tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp cần có hành lang chính sách, chương trình gắn kết nhân viên nội bộ điều chỉnh khi làm online để giúp các thành viên tăng cường giao tiếp, có đời sống tinh thần vững để làm việc hiệu quả và đạt kết quả tốt. 

Tiếp đến, doanh nghiệp cần phân bổ ngân sách đầu tư cho truyền thông, tương tác với khách hàng. Bởi xu hướng người tiêu dùng chuyển dịch sang nền tảng kỹ thuật số, để cải thiện tỷ lệ phản hồi, doanh nghiệp phải định hình lại các chiến lược của mình, chi cho các công cụ online, sản phẩm ảo thay thế để kích cầu. 

3. Đẩy mạnh truyền thông trên nền tảng số

  • Truyền thông tích hợp đa kênh, tạo nội dung phong phú 

Cung cấp trải nghiệm đa kênh Omnichannel là giải pháp thiết thực và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0, để tiếp xúc với khách hàng trong từng điểm chạm, từ trực tiếp đến trực tuyến và ngược lại. Từ hệ thống e-commerce (thương mại điện tử) đến social commerce (thương mại xã hội) qua các nhóm bán hàng. Từ việc gửi mail có tính cá nhân, đăng tải đánh giá người dùng, tiếp cận khách hàng qua website, facebook, zalo, instagram… đến affiliate marketing. Một cách tuyệt vời để tạo ấn tượng, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Hãy xem nhóm khách hàng tiềm năng của bạn có thói quen, nhu cầu như thế nào để truyền tải thông tin phù hợp nhất. Không Spam, không lan man, không làm phiền, mà hãy làm bạn với khách. 

  • Tổ chức hội thảo trên website

Với website, kênh thông tin quan trọng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp tuyệt đối không được bỏ qua cách tổ chức các cuộc thảo luận và hỏi đáp ngay tại website. Những nhóm câu hỏi đó sẽ là nơi để thống kê được nhu cầu mới của khách hàng, các vấn đề và sự quan tâm về sản phẩm dịch vụ…Để từ đây, doanh nghiệp có thể nghiên cứu qua Google Analytics và đưa ra được chính sách chắm sóc khách hàng hay hướng cải thiện, phát triển sản phẩm mới. 

  • Tạo sự kiện ảo 

Đây là xu hướng tăng sự tương tác và tạo độ nhận diện thương hiệu khá hiệu quả. Một số cách thức thực hiện có thể chú ý đến là: tổ chức talkshow, phát trực tiếp giao lưu với bloggers, doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực ngành nghề, hoặc phỏng vấn ngắn khách hàng đang thực tế trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. 

Doanh nghiệp cần chú trọng tới chủ đề của sự kiện, ý nghĩa và mục tiêu bám sát nhóm khách hàng tiềm năng để có chiến dịch seeding, giới thiệu, lan toả sự kiện rộng rãi. 

  • Tăng cuộc gọi video cho khách hàng 

Mặc dù các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa đơn vị kinh doanh và khách hàng đôi khi bị hạn chế bởi quy định giãn cách xã hội nhưng thông qua cuộc gọi video, bạn hoàn toàn có thể tăng mối quan hệ với khách hàng, và đạt được kết quả mong muốn. Bằng VR kết hợp với Zoom, Skype…bạn có thể dẫn khách hàng tới không gian như thực tế, đưa cảm nhận trực quan nhất về mọi góc của sản phẩm, dịch vụ. Bạn vẫn hoàn toàn có khả năng thuyết phục khách hàng mua, thậm chí còn tạo được nhiều trải nghiệm sáng tạo mới, tăng ấn tượng hơn với khách hàng. 

Kết luận

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, doanh nghiệp cũng cần có chiến lược và phân bổ lại các nguồn lực hợp lý, và cập nhật liên tục xu hướng chuyển đổi số để nỗ lực thích nghi với bối cảnh, duy trì và nhân rộng tệp khách hàng tiềm năng.

Một trong các cách truyền thông trên nền tảng số mà nhiều doanh nghiệp bất động sản hay sử dụng hiện này là ứng dụng công nghệ VR360 PLUS. Công nghệ VR360 PLUS đem lại cái nhìn toàn cảnh và hình ảnh 360 độ nơi mà người dùng có thể trực tiếp tương tác, khám phá mọi ngóc ngách của dự án. Đây là công cụ hữu ích không chỉ giúp tạo landing page cá nhân hóa thông tin của từng môi giới, mà còn giúp công ty thu thập dữ liệu về khách hàng, khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất, từ đó đưa ra các chiến dịch Marketing, chiến lược kinh doanh nhắm trúng “insight” khách hàng. 



VR360PLUS - Xem Dự Án 360° Mới Nhất Tại Đây !


Scroll to top